ANTĐ - Lái xe chạy ẩu, bất chấp nguy hiểm để về bến, tranh giành khách
dọc đường, xem thường tính mạng của hành khách trên xe, trong khi đó,
khâu đào tạo, cấp GPLX hiện còn lỏng lẻo, doanh nghiệp vận tải thì khoán
trắng cho lái xe, được ăn mất chịu.
Thường xuyên kiểm tra thiết bị giám sát hành trình để phát hiện xe khách chạy quá tốc độ
Số liệu thống kê của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho thấy, có tới 80% số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe khách gây ra, chủ quản lý xe là tư nhân; 97% số vụ do vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, tránh vượt sai quy định, thiếu chú ý quan sát.
Đặc biệt, qua kiểm tra 7 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (thiet bi dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe may) của Thanh tra Bộ GTVT, đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều lỗi liên quan đến thiết bị GPS. Trong đó, đáng lưu ý, đoàn kiểm tra phát hiện rất nhiều vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe liên tục, thời gian đón trả khách, và hành trình chạy xe. Đơn cử như tại Quảng Ninh, đoàn đã kiểm tra 50 xe từ thiết bị GPS trong thời gian 10 ngày, phát hiện 1.157 trường hợp vi phạm về tốc độ, với tốc độ xe chạy lớn nhất là 126 km/h (quy định tối đa là 80km/h). Cá biệt, có trường hợp trong một ngày, lái xe khách vi phạm tốc độ tới 300 lần. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, với tốc độ cao như vậy, người lái không thể làm chủ được tay lái, không thể xử lý được tình huống xuất hiện đột ngột trên đường, đó là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT thảm khốc.
Nghiên cứu của các nước trên thế giới cho thấy, tốc độ xe tăng lên 10km/h thì khả năng xảy ra tai nạn và mức độ xảy ra tai nạn tăng lên gấp 2 lần. Như vậy, xe khách chạy với tốc độ 125km/h so với tốc độ cho phép là 70km/h thì mức độ tai nạn tăng lên gấp 32 lần. “Với những xe chạy vượt quá tốc độ như vậy, việc xảy ra tai nạn thảm khốc là tất yếu. Điều đó cho thấy, việc đào tạo, giáo dục đạo đức đội ngũ lái xe luôn là vấn đề cần được quan tâm cấp bách”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định.
Là một trong số những tỉnh thường xảy ra những vụ TNGT nghiêm trọng, thống kê của Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt tỉnh Lâm Đồng cho thấy, từ đầu năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh, đã xảy ra 9 vụ TNGT xe khách từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng. Nhiều vụ TNGT do lái xe khách không làm chủ tốc độ lao thẳng xuống vực, đèo... Thượng tá Trần Quốc Hội - Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Lâm Đồng cho biết: “Trên địa bàn tỉnh có nhiều đoạn đèo dốc cao, đoạn cua nguy hiểm, nếu lái xe không làm chủ tay lái thì rất dễ dẫn đến TNGT”.
Đào tạo chạy theo số lượng
Một trong những vấn đề được nhiều người đặt ra là công tác sát hạch, cấp GPLX hiện còn nhiều lỗ hổng, buông lỏng dẫn tới tay nghề của lái xe thấp, xử lý tình huống kém. Tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo ATGT 5 tháng vừa qua, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, cần xem xét lại chất lượng đào tạo, sát hạch tại các trung tâm đào tạo lái xe, trong việc tổ chức thực hiện còn một số khâu chưa ổn, dẫn đến chất lượng chưa đạt yêu cầu. Đánh giá của Thanh tra Bộ GTVT qua đợt kiểm tra tại 25 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 15 trung tâm sát hạch cho thấy, hiện nay, các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX tồn tại nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, sai sót trong công tác giáo vụ. Các cơ sở đào tạo, sát hạch bằng lái thì tìm mọi cách thu hút học viên, dẫn đến chất lượng đào tạo giảm sút.
Nhiều cơ quan chức năng và chuyên gia cho rằng, chỉ qua những đợt thanh tra, hàng loạt sai phạm mới được “lật tẩy” và điều đó đồng nghĩa câu hỏi đặt ra là hàng nghìn học viên đã ra trường, tham gia lưu thông trên đường liệu có đảm bảo an toàn? Theo Chánh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện, thời gian tới, Thanh tra Bộ sẽ kiến nghị sửa đổi một số quy định cụ thể như không cho những trung tâm nhỏ lẻ hoạt động, cần quy về một mối. “Như vậy, các cơ sở sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan, thậm chí cố tình lôi kéo người học bằng nhiều cách”.
Một trong những biện pháp nhằm kiểm soát, tiến tới giảm TNGT từ xe khách đó là yêu cầu bắt buộc xe ô tô phải lắp thiết bị GPS để kiểm soát. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, 48.000 xe nằm trong diện bắt buộc lắp hộp đen sẽ được kiểm soát chặt. Và, kể từ ngày 1-7 tới đây, việc xử phạt các lỗi liên quan đến thiết bị GPS sẽ được thực hiện. Cũng bằng việc chiết xuất lỗi từ thiết bị GPS, nếu doanh nghiệp nào có lái xe vi phạm quá 30% lỗi, thì doanh nghiệp đó sẽ bị tước giấy phép kinh doanh.
Đánh giá về việc quản lý, siết chặt hoạt động vận tải xe khách qua thiết bị GPS, ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ vận tải - Bộ GTVT cho rằng, không có giải pháp nào là hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu việc lắp thiết bị GPS được thực hiện nghiêm, giám sát tốt, chắc chắn TNGT sẽ được kéo giảm. Bên cạnh việc giám sát qua lắp đặt thiết bị GPS, Bộ Công an cũng như Ủy ban ATGT Quốc gia kiến nghị, ngoài việc tăng mức phạt cần có những chế tài nghiêm khắc hơn với các lái xe như tước bằng lái có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với người gây tai nạn nghiêm trọng…
Mọi biện pháp quản lý cũng như hình thức xử phạt chỉ là phần cứng, quan trọng là ý thức của lái xe, doanh nghiệp. Như Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ: “Vấn đề con người phải đặt lên hàng đầu, trong đó sức khỏe và ý thức là quan trọng nhất. Còn kiểm soát và xử phạt chỉ là một trong những giải pháp để chúng ta nâng cao ý thức của người lái, loại bỏ những người có đạo đức nghề nghiệp quá kém ra khỏi đội ngũ lái xe”. Hay như Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhận định tại cuộc họp khẩn cấp về tình hình TNGT vừa qua: “Tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra. Phải rà soát các giải pháp trước mắt và lâu dài, tập trung hết sức quyết liệt”. Rõ ràng, các biện pháp cần tập trung vào yếu tố con người.
xem thêm : thiết bị định vị tòan cầu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét